1. Kỹ thuật trồng
1.1 Chuẩn bị đất trồng
– Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m
– Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.
* Thời kỳ bón:
– Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.
Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)
– Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1). Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali; + Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.
1.2 Cách bón
Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.
1.3 Tưới nước
Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.
1.4 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
– Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
– Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.
– Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…
Bệnh Bồ hóng: Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
1.5 Các biện pháp chăm sóc khác
Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu)
Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.
Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn. Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
1.6 Chăm sóc cam sau thu hoạch
Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.
– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…
– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.
1.7 Xử lý ra hoa
Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.
Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.
1.8 Thu hái và bảo quản
Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.
2.1. Cam ra hoa nghịch mùa
Cây cam sành hiện là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đối với nhà vườn. Tuy nhiên đôi lúc giá cam sành cũng bị giảm do nhà vườn thu hoạch rộ làm giảm phần lợi nhuận thu được. Là nhà vườn ai cũng muốn trái cây của mình có mặt trên thị trường lúc đang khan hiếm và bán được giá cao. Muốn làm được điều này buộc nhà vườn phải cho cây cam ra hoa mùa nghịch thì hiệu quả kinh kế đạt được rất cao. Sau đây chúng tôi xin trình bày tóm tắt qui trình xử lý cam sành ra hoa mùa nghịch mà chúng tôi thực hiện lừ năm 2002 – 2003 ở huyện Trà Ôn (Trà Côn, Nhơn Bình).
1/ Giữa tháng 4 (l0/4) sau khi thu hoạch, tỉa bỏ các trái nhỏ xấu còn lại cùng với các cành yếu ớt không có giá trị cho trái và vài ngày sau bón phân hoá học ngay. Ưu tiên bón phân chứa lượng N cao để kích thích cho cây cam ra nhiều chồi non, chồi khoẻ mạnh, tích luỹ dinh dưỡng dồi dào đủ sức cho cây ra hoa sau này. Tuỳ theo tuổi cây có thể bón phân urê + lân hữu cơ hoặc phân 20-20-0, lượng bón từ 200-400 gam/gốc (3-5 năm).
2/ Giữa tháng 5 đến giữa tháng 6:rút nước kênh mương cho khô hỗ trợ bằng cách đậy nylon không nên bón phân) kéo dài 15-10 ngày (gọi là giai đoạn gây sốc).
3/ Sau đó bón phân để tạo sự phân hoá mầm hoa. Bón phân urê + NPK (20-20-0) theo tỉ lệ I:5 sau 15 -20 ngày gây sốc có thể phun thiourê (ra bông 99%, bông 99%) để kích thích ra bông nhanh hơn 1-2 ngày sau phun Paclobutrazol 10% liều lượng 7gam/11ít nước.
4/ Sau khi ra bông đậu trái (cỡ hạt tiêu non) phun GA3 + Botrac, cách nhau 20 ngày phun 1 lần.
5/ Lúc trái đang phát triển 1-2 tháng cần tiếp tục bón phân gốc bằng urê + DAP + Kali, tỉ lệ 1:2: 1 để nuôi rễ khoẻ mạnh giúp cây hút dinh dưỡng nuôi trái, lượng phân có thể 250 gam/gốc (cây 3-5 năm).
6/ Khi trái lớn được 4-5 tháng rãi bổ sung thêm theo các lần cây ra đọt non (1,5-2 tháng/lần) bằng urê +NPK (20-20-15) khoảng 200 gam/gốc.
7/ Khi trái phát triển 7 tháng cần phun phân bón lá có chứa nhiều Kali như MPK, KN03, Growwore (5-50-30)hoặc (15-50-30) giúp trái bóng nhiều nước và chất lượng trái tốt.
2.2 Một số biện pháp canh tác giúp cây cam phát triển khỏe mạnh
1. Bón phân để làm tăng độ pH của đất: Đất chua kềm giữ nhiều chất dinh dưỡng có nguy cơ bị thiếu. Mặc dù có phân hoá học nhưng cây hút không đủ để bù lại. Thời điểm thực hiện: lúc đào hố trồng, Dầu và cuối mùa mưa (khoảng 50kg vôi/1000m2.
2. Đồng bộ cho việc ra chồi non: Sẽ làm rút ngắn thời gian hiện diện lá non và thời gian tấn công của rầy chổng cánh và sâu bệnh. Thời gian thực hiện: Sau khi thu hoạch hoặc cành ra chồi non lọt chọt.
3. Tỉa cành già cỗi, cành bị sâu bệnh, tạo tán gọn lại: Giúp cho ánh sáng và gió xuyên qua vườn cây tốt sẽ làm giảm ẩm độ thời gian lá ướt sau khi mưa sẽ ít bệnh thán thư.
4. Che phủ mặt đất bằng cỏ và cắt theo luống: Cỏ lá rộng ra hoa và cỏ hoà bản là nơi trú ẩn của thiên địch và côn trùng ăn mồi vì phấn hoa cung cấp thức ăn cho chúng. Thời gian thực hiện: Đầu mùa mưa hoặc cuối mùa nắng.
5. Tưới nước thường xuyên qua tán cây: Tưới nước bằng máy phun làm tăng ẩm độ suốt mùa khô, hạn chế nhện đỏ, rệp sáp và bù lạch. Thời gian thực hiện: Trong mùa khô hạn nắng nhiều.
6. Vệ sinh vườn: Dọn dẹp trái, lá,cành có mang sâu bệnh rơi xuống đất 9 nhất là bệnh loét) để loại bỏ nguồn bệnh và giảm sâu hại (sâu đục trái, ruồi đục trái) tiếp tục phát triển bên trong trái. Cây đã bị bệnh như Greening cần phải mang đi nơi khác và đốt bỏ để tránh mầm bệnh lây lan. Thời gian thực hiện: Sau khi thu hoạch hoặc đang lúc tỉa bỏ cành, trái bị bệnh.
7. Loại bỏ cây ký chủ của bệnh: Cần thăng, nguyệt quế, bùm sụm cùng họ với cam quýt để lan truyền bệnh Greening.
(Nguồn: Tổng Hợp)